Xét nghiệm ADN pháp lý để làm gì?
Ngày đăng: 15/07/2024, 01:00
Xét nghiệm ADN pháp lý đóng vai trò quan trọng trong các thủ tục hành chính. Với độ chính xác cao, kết quả của quá trình xét nghiệm được sử dụng để chứng minh quan hệ gia đình, xác định danh tính cá nhân hoặc phục vụ các mục đích điều tra tội phạm. Quy trình thực hiện xét nghiệm ADN pháp lý diễn ra khắt khe, nhằm đảm bảo tính pháp lý và tin cậy của kết quả. Bài viết dưới đây sẽ gúp bạn hiểu rõ hơn về những trường hợp cần đến kết quả xét nghiệm ADN pháp lý.
1. Đăng ký giấy khai sinh
Có 2 trường hợp sẽ cần làm xét nghiệm ADN pháp lý khi làm giấy khai sinh cho con.
1.1. Trường hợp đứa con chưa có giấy khai sinh
Trong nhiều trường hợp, các cặp vợ chồng sống chung nhưng chưa đăng ký kết hôn và có con chung. Để làm giấy khai sinh cho con bao gồm tên đầy đủ của cả bố và mẹ, việc xét nghiệm ADN pháp lý là cần thiết.
Điều này cũng áp dụng trong tình huống người mẹ sinh con rồi giao con cho người bố nuôi dưỡng, người bố cần thực hiện các thủ tục để nhận con chính thức, bao gồm xét nghiệm ADN hành chính để hoàn thiện giấy khai sinh.
Ngoài ra, nếu người mẹ sinh con mà không có giấy tờ tùy thân hoặc giấy chứng sinh, việc xét nghiệm ADN hành chính cũng là cần thiết để làm giấy khai sinh cho đứa trẻ.
1.2. Trường hợp đứa con đã có giấy khai sinh nhưng cần làm lại
Đôi khi, giấy khai sinh của trẻ đã được cấp nhưng thiếu tên người cha hoặc mẹ, hoặc tên người cha/mẹ trong giấy khai sinh không đúng với cha mẹ thực tế của trẻ. Để sửa đổi hoặc bổ sung tên cha mẹ, hoặc đổi tên con theo họ cha, cần có xét nghiệm ADN hành chính để xác nhận quan hệ huyết thống trước pháp luật.
2. Sử dụng trong sổ hộ khẩu
Việc xét nghiệm ADN pháp lý là bắt buộc trong trường hợp muốn thêm tên con riêng vào sổ hộ khẩu của gia đình. Điều này không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng, nhưng cần có sự chấp thuận của người đứng tên chủ hộ để thêm thành viên mới vào sổ hộ khẩu.
3. Nhận lại con và nhận anh chị em ruột
Kết quả xét nghiệm ADN hành chính có giá trị pháp lý trong việc xác nhận quan hệ huyết thống. Điều này quan trọng khi vợ chồng muốn nhận lại con riêng hoặc con thất lạc, hay anh chị em thất lạc muốn nhận nhau. Xét nghiệm ADN pháp lý giúp xác định mối quan hệ gia đình và được công nhận bởi pháp luật.
4. Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế và quyền nuôi con
Khi cha mẹ qua đời, tài sản thừa kế thường được để lại cho con cái. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về quan hệ huyết thống, việc xét nghiệm ADN pháp lý là cần thiết để giải quyết tranh chấp theo đúng luật. Tương tự, trong trường hợp tranh chấp quyền nuôi con, đặc biệt khi vợ chồng không đăng ký kết hôn và hôn nhân tan vỡ, xét nghiệm ADN giúp xác định quan hệ huyết thống giữa con và cha mẹ để Tòa án có căn cứ giải quyết quyền nuôi con.
5. Xuất nhập cảnh và định cư
Trong quá trình xin thị thực định cư, việc chứng minh quan hệ huyết thống giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh là yêu cầu bắt buộc. Nếu các loại giấy tờ như giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn được cung cấp ban đầu không đủ thuyết phục, Đại sứ quán sẽ yêu cầu xét nghiệm ADN để xác minh.
6. Nhập tịch
Giống như trong thủ tục xuất nhập cảnh, xét nghiệm ADN hành chính cũng cần thiết để tiến hành nhập tịch cho một cá nhân. Ở Việt Nam, nhiều trẻ em được sinh ra bởi bố mẹ là người nước ngoài, do đó việc kiểm tra ADN để xác nhận quan hệ huyết thống là yêu cầu cần thiết trong quá trình nhập tịch.
7. Làm thẻ ADN cá nhân
Thẻ ADN cá nhân là minh chứng sinh học về quan hệ huyết thống, giúp xác định danh tính và đảm bảo quyền lợi pháp lý một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Những thông tin trên đây cung cấp cái nhìn tổng quan về xét nghiệm ADN pháp lý, cùng với đó là các ứng dụng thực tiễn của nó. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với Viện Sinh học Phân tử LOCI để được giải đáp sớm nhất.
Khắc Sử