Ưu điểm của việc dùng mẫu cuống rốn để xét nghiệm ADN
Ngày đăng: 29/07/2024, 01:38
Xét nghiệm ADN bằng cuống rốn là một phương pháp tiếp cận rất hiệu quả, phù hợp trong việc xác định quan hệ gia đình, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình xét nghiệm này, thông qua đó bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về độ chính xác và tính ưu việt của xét nghiệm ADN cuống rốn.
1. Tại sao xét nghiệm ADN cuống rốn là một lựa chọn khả thi?
Xét nghiệm ADN có thể được thực hiện trên nhiều loại mẫu khác nhau và ở mỗi giai đoạn phát triển của con người, các loại mẫu sinh phẩm ưu tiên cũng sẽ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, việc thu thập các mẫu như tóc hay móng tay thường gặp khó khăn do số lượng ít và kích thước nhỏ. Trong khi đó, cuống rốn lại là một lựa chọn dễ dàng và hiệu quả hơn cho việc thu mẫu ADN.
Trong thời đại y học phát triển, việc xét nghiệm ADN cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ đã trở nên khả thi. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể khá tốn kém nếu sử dụng phương pháp không xâm lấn. Phương pháp xâm lấn, mặc dù rẻ hơn lại đi kèm với những rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì vậy, việc đợi đến khi em bé được sinh ra và sử dụng mẫu cuống rốn để xét nghiệm ADN không chỉ an toàn, mà còn tiết kiệm chi phí hơn.
2. Xét nghiệm ADN cuống rốn có độ chính xác ra sao?
Giống như các loại mẫu sinh phẩm khác như mẫu gạc tưa lưỡi, cuống rốn cũng có thể được sử dụng để xét nghiệm ADN với độ chính xác lên đến 99,99%. Cuống rốn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua sự kết nối với nhau thai trong tử cung mẹ. Máu từ cuống rốn được lấy sau khi sinh và cắt rốn, chứa nhiều tế bào gốc tạo máu có thể được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Trước đây, cuống rốn thường bị coi là rác thải y tế và bị bỏ đi sau sinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy máu cuống rốn chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, tương tự như tế bào gốc từ tủy xương và máu ngoại vi.
Do đó, hiện nay cuống rốn được giữ lại không chỉ để làm xét nghiệm ADN mà còn để lưu trữ và điều trị nhiều bệnh lý, rối loạn tế bào trong tương lai. Sau khi em bé được sinh ra, dây rốn sẽ bị cắt gần bụng bé, tạo thành cuống rốn. Cuống rốn sẽ khô và rụng trong khoảng 7-21 ngày sau khi sinh.
3. Ưu điểm của xét nghiệm ADN cuống rốn
Một số ưu điểm nổi bật của phương pháp xét nghiệm ADN bằng cuốn rốn có thể kể đến như:
- Dễ thu thập: Cuống rốn là một mẫu dễ dàng để thu thập mà không cần phải gây bất kỳ đau đớn nào cho trẻ.
- Không gây đau hay ảnh hưởng đến sức khỏe: Việc lấy mẫu từ cuống rốn không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe của trẻ.
- Mẫu lưu trữ được lâu: Cuống rốn có thể được lưu trữ trong thời gian dài mà không làm giảm chất lượng mẫu.
- Đảm bảo tính bí mật: Xét nghiệm ADN từ cuống rốn có thể thực hiện mà không cần tiết lộ thông tin cá nhân của người được xét nghiệm.
4. Một số lưu ý quan trọng khi thu mẫu cuống rốn để xét nghiệm ADN
Khi sử dụng cuống rốn để xét nghiệm ADN, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên biết:
- Lưu trữ ở nơi khô thoáng: Mẫu cuống rốn cần được giữ ở nơi khô ráo và nhiệt độ bình thường.
- Tránh sử dụng túi nilon: Mẫu không nên được đựng trong túi nilon để tránh ẩm mốc và hư hỏng.
- Đảm bảo mẫu khô: Mẫu cuống rốn khô càng tốt, nhất là khi lấy sau khi bé rụng rốn.
- Xử lý mẫu tươi đúng cách: Nếu sử dụng dây rốn tươi, cần để khô hoàn toàn trước khi gửi đi xét nghiệm. Việc này có thể mất vài giờ nếu dùng quạt để hong khô.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất: Mẫu không nên tiếp xúc với bất kỳ hóa chất lạ nào. Có trường hợp mẫu dây rốn tươi đã bị tẩy rửa và không thể xét nghiệm được.
- Điều kiện bảo quản: Không có quy định về thời gian mẫu có thể duy trì chất lượng xét nghiệm, điều này phụ thuộc vào cách bảo quản của gia đình. Thông thường, trẻ dưới 2 tuổi có thể dùng mẫu cuống rốn nếu còn giữ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm ADN cuống rốn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Viện Sinh học Phân tử LOCI để được giải đáp sớm nhất.
Khắc Sử