Cần bao nhiêu sợi tóc để có thể xét nghiệm ADN?

Xét nghiệm ADN bằng tóc là một phương pháp phân tích hệ gen nhằm xác định quan hệ huyết thống. Với độ chính xác lên đến 99,99%, xét nghiệm ADN bằng tóc đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như pháp y, nghiên cứu di truyền và các dịch vụ nhận diện danh tính. Cùng tìm hiểu thêm về độ chính xác và số lượng cần thiết để thực hiện trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Tổng quan về xét nghiệm ADN bằng tóc

Xét nghiệm ADN bằng tóc là một phương pháp phân tích di truyền, trong đó các mẫu tóc được sử dụng để xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai hoặc nhiều cá nhân. Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến do tính tiện lợi của nó trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là khi không thể thu thập mẫu máu hoặc mẫu niêm mạc miệng.

  

Xét nghiệm ADN bằng tóc được ưu tiên sử dụng nhờ vào sự tiện lợi và hiệu quả trong nhiều trường hợp. Điều này đặc biệt hữu ích khi không thể thu thập các mẫu khác như mẫu máu hoặc niêm mạc miệng.

2. Xét nghiệm ADN bằng tóc có độ chính xác ra sao?

Khoa học đã chứng minh rằng kết quả xét nghiệm ADN bằng tóc có độ chính xác lên đến hơn 99,99999%, tương đương với các mẫu khác như xương, máu, niêm mạc miệng, và móng. Tóc được nhổ ra với chân tóc mang đầy đủ ADN của người chủ. Việc sử dụng tóc có chân, móng tay và tế bào niêm mạc miệng là những phương pháp phổ biến vì dễ thu thập và không gây tổn hại, nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác tương đương.

3. Cần bao nhiêu sợi tóc để xét nghiệm ADN?

Để tiến hành xét nghiệm ADN bằng tóc, bạn chỉ cần cung cấp khoảng 7 đến 8 sợi tóc. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cần khoảng 10 đến 15 sợi tóc vì tóc của trẻ sơ sinh thường mảnh và chân tóc chưa phát triển đủ dày, khiến việc phân tích trở nên khó khăn hơn. Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng các mẫu sinh phẩm khác khi xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh để đảm bảo độ chính xác cao.

4. Tại sao phải lấy mẫu tóc có chân?

Tóc được chia thành hai phần chính là phần chân tóc (nang tóc) và phần thân tóc. Phần chân tóc nằm dưới da đầu và được bao bọc bởi nang tóc, nơi chứa ADN. Nang tóc là phần duy nhất trong cấu trúc tóc có chứa tế bào sống, do đó mẫu tóc để xét nghiệm ADN phải có cả chân tóc.

4.1. Cấu trúc của chân tóc

Chân tóc nằm sâu dưới lớp da đầu, được bao quanh bởi nang tóc và có vai trò nuôi dưỡng tóc, giúp tóc dài ra. Nghiên cứu cho thấy nang tóc có các dây thần kinh và mao mạch hướng tới. Quá trình phân chia tế bào diễn ra tại đây, và các tế bào chết bị đẩy ra ngoài, tạo thành thân tóc. Nang tóc chứa nhiều tế bào sống và vật chất di truyền của ADN, do đó mẫu tóc để xét nghiệm ADN phải có chân tóc.

4.2. Cấu trúc của thân tóc

Phần thân tóc mọc ra từ da đầu và chúng ta nhìn thấy hàng ngày. Thân tóc có ba lớp chính: lớp tủy, lớp lõi và lớp biểu bì. Thân tóc không chứa tế bào sống và không có sự trao đổi chất với cơ thể chủ. Chính vì vậy, mẫu tóc để xét nghiệm ADN phải bao gồm bao gồm chân tóc, nơi chứa ADN.

           

5. Xét nghiệm ADN bằng tóc ở đâu chính xác nhất?

Xét nghiệm ADN bằng tóc tại Viện Sinh học Phân tử LOCI được thực hiện với độ chính xác lên đến 99,99%. Đây là một trong những phương pháp phân tích hệ gen tiên tiến nhất hiện nay, cung cấp thông tin chi tiết về quan hệ huyết thống của mỗi cá thể.

Khi mẫu tóc được đóng gói và gửi đến phòng thí nghiệm của Viện Sinh học Phân tử LOCI, các chuyên gia sẽ tiến hành các bước chiết xuất, nhân bản và phân tích trình tự ADN từ mẫu tóc. Công nghệ hiện đại được sử dụng để so sánh trình tự ADN của mẫu với các cơ sở dữ liệu lớn, từ đó xác định mối quan hệ di truyền cụ thể.

Kết quả xét nghiệm được báo cáo chi tiết, cung cấp thông tin về mức độ liên kết di truyền giữa các cá thể. Phương pháp này không chỉ chính xác mà còn rất thuận tiện, đơn giản và không cần can thiệp quá nhiều vào cơ thể của đối tượng. Vì vậy, xét nghiệm ADN bằng tóc tại Viện Sinh học Phân tử LOCI đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng pháp y, di truyền và nhận dạng danh tính.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm ADN bằng tóc, từ số lượng tóc cần thiết đến tính chính xác và cách lấy mẫu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Viện Sinh học Phân tử LOCI để được giải đáp chi tiết hơn.

Khắc Sử