Bảng báo giá ván MDF chống ẩm mới nhất

Ván MDF là loại ván được khá ưa chuộng sử dụng trong thiết kế đồ nội thất hiện nay, bởi ưu điểm về tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt. Bên cạnh, ván MDF được phân ra thành nhiều loại gồm: ván MDF phủ melamine, phủ veneer, ván MDF chống ẩm. Tùy thuộc vào mỗi chủng loại, kích thước ván khác nhau sẽ có giá khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ bảng giá ván MDF mới nhất cho bạn tham khảo:


1. Bảng báo giá ván MDF

VÁN MDF TRƠN

STT

Độ dày ván (mm)

Đơn vị (tấm)

Giá bán (VNĐ)

1

2.3

Tấm

55.000

2

2.5

Tấm

57.000

3

3

Tấm

65.000

4

4

Tấm

80.000

5

4.75

Tấm

95.000

6

5.5

Tấm

107.000

7

7.5

Tấm

127.000

8

8

Tấm

134.000

9

9

Tấm

146.000

10

11

Tấm

170.000

10

12

Tấm

180.000

12

15

Tấm

228.000

13

17

Tấm

270.000

14

25

Tấm

460.000

VÁN MDF CHỐNG ẨM

1

5.5

Tấm

132.000

2

8

Tấm

165.000

3

9

Tấm

185.000

4

12

Tấm

235.000

5

15

Tấm

285.000

6

17

Tấm

330.000

7

25

Tấm

520.000

 

Bảng giá ván MDF phủ veneer, giấy keo:

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị (mặt)

Giá bán (VNĐ)

1

Veneer Xoan A 0.3 Zem

Mặt

80.000

2

Venee xoan B0.3 Zem

Mặt

70.000

3

Veneer Sồi A 0.3 Zem

Mặt

110.000

4

Veneer Sồi B 0.3 Zem

Mặt

90.000

5

Phủ keo trắng trực tiếp

Mặt

45.000

6

Phủ giấy

Mặt

15.000

7

Giấy + PU

Mặt

25.000

8

Giấy+ Keo vân gỗ

Mặt

45.000

2. Nguồn gốc ván MDF


Nguyên liệu dùng để sản xuất ván MDF là mảnh vụ, nhánh cây gỗ tự nhiên được xay nhuyễn thành sợi, sau đó trộn với keo, chất kết dính ép thành tấm. Hiện trên thị trường có 2 loại kích thước cơ bản là 1220 x 2440mm và 1830 x 2440mm và độ dày từ 2,5 – 25mm.


Tùy theo từng nhà sản xuất mà ván ép MDF có trọng lượng khác nhau, trung bình là từ 750 – 800kg/m3. Ván MDf có nhiều tiêu chuẩn như E2 (nội địa) đến E1, E0, Carb P2 (dùng xuất khẩu).


3. Tính chất vật lý của ván MDF


Ván MDF có màu vàng nhạt, bề mặt phẳng mịn, đồng nhất, đó cũng là lý do người ta ưa chuộng sử dụng ván MDF nhất hiện nay. Đặc biệt, ván mdf phủ melamine lên đến 250 mã màu khác nhau, hiện trên thị trường có mã màu an cường thuộc phân khúc cao cấp nhất.


Ngoài ra, ván mdf còn có mã màu vân gỗ tự nhiên giống như gỗ thật, có những mã màu hiện đại sang trong mà gỗ tự nhiên không có được, hoặc loại phủ màu đơn sắc vô cùng sắc sảo, tinh tế. Ngoài ra, ván mdf còn được phủ veneer, phủ giấy keo, phủ sơn, laminate, acrylic,…

4. Ưu điểm nổi bật của ván MDF


+ Ván không bị cong vênh, co ngót và mối mọt xâm nhập như gỗ tự nhiên.


+ Giá ván phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.


+ Ván MDF có cấu tạo đồng nhất nên khi cắt, cắt cạnh không bị sứt mẻ.


+ Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như melamine hay Laminate.


+ Sản lượng cung cấp ổn định và thời gian thi công nhanh, thích hợp với việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và gia thành sản phẩm.


+ Bề mặt ván gỗ có thể rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên thuận tiện cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối.


5. Nhược điểm ván MDF


Bên cạnh những ưu điểm thì ván MDF cũng tồn tại những nhược điểm sau:


+ Ván MDF có khả năng chịu nước kém, nhưng ván MDF chống ẩm vẫn có thể chịu được ở vị trí ẩm ướt.


+ Ván có độ cứng thấp nên có nguy cơ bị mẻ cạnh.


+ Hạn chế về độ dày, nên khi dùng sản xuất sản phẩm có độ dày lớn hơn thì phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.


+ Không thể chạm trổ được các họa tiết trên bề mặt như gỗ tự nhiên được mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí.


Hiện nay, ván MDF được ứng dụng phổ biến trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn ghế, giường, tủ, kệ, cửa,…Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng nhé!.


Lê Hằng