Báo giá trần thạch cao chi tiết nhất
Ngày đăng: 16/03/2019, 11:28
Trong xây dựng và thiết kế nội thất, trần thạch cao đang là sự lựa chọn hàng đầu. Với trần thạch cao, kiến trúc sư có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của mình, còn gia chủ sẽ định hình được phong cách và gu thẩm mỹ ấn tượng qua không gian sống.
1. Báo giá trần thạch cao
Giá trần thạch cao thô
Loại trần |
Vật liệu |
Đơn giá <30m2 |
Đơn giá 30 - 50m2 |
Đơn giá 50 - 100m2 |
Đơn giá >100m2 |
Trần thạch cao giật |
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái |
Thỏa thuận theo điều kiện thực tế |
150.000 |
145.000 |
Chiết khấu hấp dẫn |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao 900 |
160.000 |
155.000 |
|||
Trần thạch cao phẳng |
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái |
150.000 |
145.000 |
||
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao 900 |
155.000 |
150.000 |
|||
Trần thạch cao tấm thả |
Tấm thả phủ nhựa màu trắng, 60x60cm, khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái |
145.000 |
140.000 |
||
Tấm thả phủ nhựa màu trắng, 60x60cm, khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Thái |
150.000 |
145.000 |
|||
Trần thạch cao chịu nước |
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao UCO 4mm |
180.000 |
175.000 |
||
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao UCO 4mm |
185.000 |
180.000 |
Giá thi công vách thạch cao
Loại vách |
Vật liệu |
Đơn giá 20 - 30m2 |
Đơn giá 30 - 50m2 |
Đơn giá 50 - 100m2 |
Đơn giá >100m2 |
Vách 1 mặt |
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái, sơn bả hoàn thiện |
200.000 |
190.000 |
185.000 |
Chiết khấu hấp dẫn |
Vách 2 mặt |
Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái, sơn bả hoàn thiện |
300.000 |
290.000 |
285.000 |
|
Vách 1 mặt |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Thái, sơn bả hoàn thiện |
210.000 |
200.000 |
190.000 |
|
Vách 2 mặt |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Thái, sơn bả hoàn thiện |
310.000 |
300.000 |
290.000 |
Giá thi công trần thạch cao trọn gói
- Giá thi công trần thạch cao khung xương Hà Nội: 150.000 - 160.000 đồng/m2
- Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường: 165.000 - 175.000 đồng/m2
Lưu ý: Đơn giá chưa bao gồm phí sơn bả. Ngoài ra, tùy thuộc vào diện tích và mặt bằng thi công mà chúng tôi sẽ báo giá cụ thể, chi tiết và chính xác.
2. Ưu, nhược điểm của các loại trần thạch cao
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi là loại trần thạch cao mà tấm trần sẽ được gác lên khung xương, và sau khi hoàn thiện, chúng ta vẫn thấy một phần của khung xương. Ưu điểm của trần thạch cao nổi là thi công đơn giản, nhanh gọn, đồng thời, thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần. Ngoài ra, khi trần thạch cao hỏng, chỉ cần tháo tấm thạch cao cũ ra và lắp tấm thạch cao mới vào là được.
Tuy nhiên, nhược điểm của trần thạch cao nổi là các tấm trần có kích thước nhỏ nên dễ gây cảm giác chia vụn không gian. Vì thế, loại trần này chỉ thích hợp với các không gian rộng lớn như hội trường, nhà xưởng, không thích hợp với những ngôi nhà diện tích nhỏ.
Trần thạch cao chìm
Được chia thành trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp. Trong đó:
- Trần thạch cao phẳng bao gồm hệ khung xương đồng cote và tấm thạch cao. Khi hoàn thiện, bề mặt tấm thạch cao và khung xương cùng nằm trên một mặt phẳng, nhờ đó, tạo cảm giác rộng rãi cho không gian, rất lý tưởng cho nhà phố hay căn hộ chung cư. Tuy nhiên, trần thạch cao phẳng lại không đa dạng mẫu mã, ít sự lựa chọn, đặc biệt là dễ bị lộ các khuyết điểm trong quá trình thi công như trần bị gồ, lăn sơn không đều.
- Trần thạch cao giật cấp là loại trần được giật xuống thành từng cấp vô cùng đẹp mắt và ấn tượng. Đây là loại trần mang tính nghệ thuật cao, phù hợp với mọi phong cách kiến trúc. Thế nhưng quá trình thi công phức tạp và tốn kém. Nếu có hư hỏng thì việc sửa chữa cũng khó khăn và mất thời gian.
Nếu phân vân không biết nên chọn kiểu trần thạch cao nào cho công trình của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng.
Lê Trinh