Bảng báo giá trần thạch cao mới nhất
Ngày đăng: 16/03/2019, 11:35
Đẹp, nhẹ, dễ tạo hình,… là những lý do khiến trần thạch cao trở thành sự lựa chọn số 1 trong thiết kế và xây dựng hiện đại. Với trần thạch cao, gia chủ có thể định hình gu thẩm mỹ và phong cách cá nhân một cách ấn tượng, độc đáo.
1. Cấu tạo và phân loại trần thạch cao
Một hệ trần thạch cao hoàn chỉnh bao gồm khung xương, tấm trần thạch cao và lớp bả + sơn. Tất cả được liên kết với nhau thông qua vít chuyên dụng và vật tư phụ. Để phân loại trần thạch cao, người ta thường dựa vào cấu tạo, chức năng hoặc hình dáng.
- Theo cấu tạo, trần thạch cao gồm trần thạch cao thả, trần thạch cao chìm, trần thạch cao phẳng, trần thạch cao giật cấp.
- Theo chức năng, trần thạch cao gồm trần thạch cao chống nóng, trần thạch cao chịu nước, trần thạch cao chống cháy và trần thạch cao tiêu âm.
- Theo hình dáng, trần thạch cao gồm trần thạch cao hiện đại, trần thạch cao cổ điển, trần thạch cao tân cổ điển.
2. Ưu và nhược điểm trần thạch cao
+ Ưu điểm:
- Trần thạch cao đa dạng kiểu dáng và màu sắc, giúp không gian thêm nổi bật, sang trọng và đẳng cấp, bất kể là đi theo phong cách hiện đại hay cổ điển.
- Trần thạch cao có thể che lấp các khuyết điểm của kết cấu dầm bê tông, các hệ thống thiết bị ống điều hòa, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy được đi, lắp trên trần nhà.
- Trần thạch cao có trọng lượng nhẹ, giảm áp lực cho móng, cột, sắt chống, tiết kiệm chi phí xây dựng hiệu quả.
- Trần thạch cao cách âm và cách nhiệt hiệu quả, là giải pháp chống nóng tích cực mà không tốn kém chi phí cho điều hòa.
- Giá trần thạch cao rẻ, lại thân thiện với môi trường và an toàn với con người.
- Thi công trần thạch cao đơn giản, nhanh chóng.
+ Nhược điểm:
- Trần thạch cao có kết cấu rỗng nên không thể gắn móc treo để treo đèn trang trí hay các thiết bị khác.
- Dưới tác động của nhiệt độ, trần thạch cao có thể bị nứt vỡ. Ngay khi xuất hiện vết nứt, cần xử lý bằng cách dặm sơn và vá lại để khắc phục, tránh hư hỏng nặng thêm.
- Dưới tác động của nước, trần thạch cao sẽ xuất hiện những vết loang lổ, ố vàng, rất mất thẩm mỹ. Để tránh hiện tượng này, trước khi thi công ghép trần, cần phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói và có biện pháp chống thấm. Bên cạnh đó, nên ưu tiên sử dụng các loại trần thạch cao có khả năng chịu nước, chống ẩm.
3. Giá trần thạch cao mới nhất
STT |
Sản phẩm ván trần thạch cao |
Đơn giá (VNĐ/m2) |
I |
Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) |
|
1 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Hà Nội |
130.000 |
2 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường |
145.000 |
II |
Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm |
|
1 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Hà Nội |
140.000 |
2 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường |
155.000 |
III |
Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO - 4mm, tấm 60x60cm |
|
1 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Hà Nội |
170.000 |
2 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường |
185.000 |
IV |
Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) |
|
1 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Hà Nội |
135.000 |
2 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường |
150.000 |
V |
Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) |
|
1 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Hà Nội |
200.000 |
2 |
Giá thi công trần thạch cao khung xương Vĩnh Tường |
230.000 |
- Đơn giá chưa bao gồm thuế VAT 10%
- Đơn giá cho phần thô, chưa tính phần sơn bả hoàn thiện và phí thi công
- Đơn giá áp dụng trong khu vực nội thành và với đơn hàng >30m2, nếu <30m2, báo giá theo điều kiện thực tế
- Đối với các dự án sẽ có báo giá riêng theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ và điều kiện thi công.
Mọi nhu cầu hay thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Lê Trinh