10 cách tăng tuổi thọ cho thiết bị điện trong nhà

Ngoài các yếu tố về mặt thương hiệu, kỹ thuật ứng dụng... thì tuổi thọ của các thiết bị điện trong nhà còn bị ảnh hưởng rất lớn từ cách sử dụng hàng ngày của bạn. Bởi vậy, ông cha ta xưa đã có câu “của bền tại người”. Hãy lưu ý một số điều cho từng loại đồ điện theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây của dịch vụ sửa điện nước để kéo dài tuổi thọ cho chúng.

1. Tủ lạnh

Trong số các thiết bị điện trong nhà thì tủ lạnh có thời gian hoạt động 24/7, do đó sau một thời gian sử dụng có thể sẽ dễ xảy ra trục trặc hơn so với các thiết bị khác. Lý do đơn giản có thể là máy bị tích bụi ở dàn ngưng tụ giải nhiệt gió (hay còn gọi là cục nóng, được lắp ở phía sau tủ).

Các cánh quạt bị bám bụi sẽ không thể tản nhiệt đều, hiệu quả như trước, từ đó làm cho tủ lạnh bị nóng lên. Để xử lý, tốt hơn hết bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất về số lần lau dọn định kỳ cho bộ phận này. Bên cạnh đó, hãy kê tủ cách xa tường tối thiểu là 3cm để tạo điều kiện cho luồng khí được thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy lưu ý tới các vòng đệm, khi thay chúng bị khô, nứt thì nên thay cái mới.

2. Máy giặt

Sau mỗi mẻ giặt, nhiều người thường sợ côn trùng hoặc bụi bẩn chui vào lồng giặt nên đóng kín cửa máy giặt lại. Tuy nhiên đây là một sai lầm. Thay vì vậy hãy mở cửa máy giặt để lồng giặt được khô ráo, tráng được sự xuất hiện và phát triển của nấm mốc.

Trường hợp máy giặt bị rung lắc thì nguyên nhân có thể là do lượng quần áo cho một mẻ giặt không thích hợp (quá ít, quá nhiều), hãy kiểm tra lại và điều chỉnh lượng quần áo cho phù hợp. Một nguyên nhân nữa có thể là do máy giặt được kê trên mặt bằng không đảm bảo được độ phẳng, hoặc bạn dùng chân đế ngoài cho mát giặt lồng ngang cũng sẽ gây ra hiện tượng này.

3. Máy rửa bát

Sau một thời gian sử dụng, các chất cặn, dầu mỡ có trong bát đũa rửa hàng ngày sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn bộ lọc, vòi của máy rửa bát. Do vậy, với những chén bát nhiều cặn dầu mỡ thì bạn không nên cho vào máy, thay vì vậy hãy chịu khó rửa ở ngoài. Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm các sản phẩm làm sạch, chẳng hạn như các viên vệ sinh máy rửa để làm sạch theo định kỳ cho máy.

 

 

 

4. Lò nướng, lò vi sóng

Khi sử dụng lò nướng, bạn nên đặt một tấm lót, khay ở ngăn thấp nhất, như vậy thực phẩm tràn sẽ được hứng hết vào đây, vừa đỡ phải vệ sinh, vừa đỡ hư máy. Trường hợp thức ăn bị bắn tung tóe thì chỉ nên lau chùi khi lò đã nguội hẳn. Muốn tẩy rửa lò hiệu quả hơn thì có một mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng, đó chính là khi vết bẩn còn đang nóng, chúng ta rắc lên nó một ít bột baking soda, để như vậy qua đêm là sáng hôm sau có thể lau sạch bong dễ dàng.

Đối với lò vi sóng, cần phải lau chùi các vết bẩn khi chúng vừa kịp xuất hiện, nếu để càng lâu thì vết bẩn sẽ càng khó lau và nguy hại hơn là sẽ ăn mòn thiết bị, từ đó làm giảm tuổi thọ thiết bị. Định kỳ theo hàng tuần, bạn cần lau sạch cửa lò, các khung và bảng điều khiển bằng một chiếc khăn mềm, ẩm.

5. Máy sấy quần áo

 

Nếu bạn thấy phải mất nhiều thời gian hơn so với bình thường để làm khô quần áo bằng máy sấy thì có nghĩa là, bộ phận thông gió của máy đang bị tắc nghẽn. Để khắc phục, hãy loại bỏ các xơ vải, cặn... đang bám vào màng lọc bằng cách sử dụng chổi lông để quét. Một cách khác nữa là thay thế luôn bộ lọc nếu đã xuất hiện các lỗ thủng, vết rách... theo định kỹ, mỗi năm một lần nên tháo ống thông hơi ra để làm sạch bằng bàn chải chuyên dụng.

6. Máy pha cà phê

Để đảm bảo tuổi thọ cho máy pha cà phê, bộ lọc cần được thay thế theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc mỗi 02 tháng một lần.

7. Máy hút bụi

Máy hút bụi cần được vệ sinh màng lọc hàng tháng bằng nước, sau đó mang đi phơi khô.

8. Máy hút mùi

Mỗi 3 tháng, bạn cần làm sạch bộ lọc dầu mỡ của máy hút mùi bằng nước ấm pha với xà phòng.

9. Điều hòa

Sau mỗi mùa, điều hòa cần được vệ sinh bộ lọc.

10. Quạt thông gió trong phòng tắm

Vệ sinh cho quạt theo định kỳ 2 lần mỗi năm. Nếu quạt có thể tháo được phần nắp thì hãy lau sạch các cánh với dung dịch đa năng và vải mềm.

ĐT