Cách xử lý giá thể mụn dừa để trồng cây
Ngày đăng: 06/07/2019, 11:56
Mụn dừa là giá thể không thể thiếu trong trồng rau và hoa. Tuy nhiên, việc sử dụng mụn dừa cần hết sức thận trọng bởi nếu không cẩn thận, chọn phải mụn dừa chưa qua xử lý kỹ càng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí làm cây chết. Dưới đây là những điều cần biết về mụn dừa nếu bạn đang có ý định sử dụng để làm giá thể trồng rau và hoa.
1. Mụn dừa là gì?
Mụn xơ dừa là phần được tách ra từ vỏ trái dừa, bao gồm cả phần bụi xơ dừa và sợi xơ dừa, có tác dụng phủ bề mặt để chống nóng hoặc trộn với đất để tăng độ ẩm, đồng thời, giúp giá thể trồng được tơi xốp và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi không khí giữa rễ cây và môi trường.
2. Ưu điểm và công dụng của mụn dừa
- Duy trì độ ẩm và tăng dinh dưỡng cho đất
- Tăng cường sự thông khí của đất
- Cải tạo tình trạng hoang hóa, xơ chai của đất
- Tăng khả năng trao đổi ion trong đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí ,tạo điều kiện cho rễ cây phát triển, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng
- Chứa các chất hữu cơ tự nhiên tốt cho đất và cây trồng
- Thích hợp để làm giá thể trong nhà kính (nông nghiệp công nghệ cao), trồng rau, dâu tây thủy canh, cây ăn trái rau mầm, ươm cây giống, hoa kiểng,…
- Đặc biệt thích hợp để ươm giống các loại cây, chiết, giâm cành,...
- Là nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất bạc màu hiệu quả
- Không tác hại đến môi trường và độc hại với con người.
3. Cách xử lý mụn dừa để làm giá thể trồng cây
Dù bạn sử dụng mụn dừa để trồng cây, hoa hay rau thì cũng cần xử lý trước khi trồng bởi trong thành phần mụn dừa chứa 2 chất cực kỳ ảnh hưởng đến rễ cây là Tanin và Lignin. Trong đó, Tanin có tính chát, tan trong môi trường nước và Lignin có tính chát, chỉ tan trong môi trường kiềm. 2 chất này nếu không được xử lý triệt để sẽ làm tắt mọi đường hút hít của rễ cây, khiến cây khó phát triển.
Quy trình xử lý giá thể mụn dừa để trồng cây được thực hiện như sau:
- Xử lý Tanin: Cho mụn dừa vào thùng 100 lít rồi đổ nước ngập và ngâm từ 1 - 3 ngày. Sau đó đổ hết nước trong thùng ra và tiếp tục thực hiện y như vậy, đến lần thứ 3 thì dừng để đảm bảo Tanin được xử lý triệt để.
- Xử lý Lignin: Hòa tan 2kg vôi vào thùng nước rồi cho mụn dừa đã xử lý Tanin vào. Dùng cây khuấy đều rồi ngâm từ 5 - 7 ngày, sau đó xả nước vôi và cho nước sạch vào ngâm khoảng 1 ngày. Thực hiện liên tục trong 3 - 5 ngày để Lignin bị hòa tan hết.
- Ủ mụn dừa với nấm Trichoderma trong thùng đậy kín. Cứ 3 ngày thì xới 1 lần, xới đến lần thứ 7 (khi mụn dừa chuyển sang nâu đen) là có thể mang mụn dừa ra trồng cây.
4. Cách nhận biết mụn dừa chưa qua xử lý
STT |
Đặc điểm phân biệt |
Mụn dừa chưa xử lý |
Mụn dừa đã xử lý |
1 |
Màu sắc |
Màu vàng nhạt của vỏ dừa tươi |
Màu nâu đỏ đặc trưng |
2 |
Định tính |
Khả năng hấp thụ nước kém |
Khả năng giữ nước tốt |
3 |
Độ ẩm |
20% |
20% |
4 |
Độ dẫn điện |
EC: > 2.5 |
EC: ≤ 0.5 |
5 |
Độ pH |
5.5 - 6.5 |
6 - 7 |
Mọi nhu cầu sử dụng giá thể mụn dừa, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được báo giá miễn phí và cung cấp nhanh chóng.
Lê Trinh