Khăn tắm khách sạn sẽ nhanh chóng bị hỏng vì những sai lầm dưới đây
Ngày đăng: 02/01/2020, 05:47
Khăn tắm khách sạn dù được làm từ chất liệu thông thường hay cao cấp nhưng nếu bạn mắc phải những sai lầm dưới đây thì cũng sẽ nhanh chóng bị hỏng, gây khó chịu cho khách hàng khi sử dụng, ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ và tốn kém chi phí thay thế.
Dưới đây là tổng hợp những sai lầm mà bạn nên tránh mắc phải để không làm cho khăn khách sạn hoặc khăn gia đình bị hỏng nhanh chóng.
1. Lạm dụng nước xả làm mềm vải quá nhiều
Đa phần chúng ta đều xem nước xả vải như là một cứu tinh cho độ mềm mại của những chiếc khăn, đồng thời mang lại hương thơm dễ chịu và đảm bảo độ bền cho chất vải. Tuy nhiên, những quan niệm trên không hoàn toàn là đúng.
Sự thật là nước xả vải có khả năng giúp cho khăn tắm khách sạn trở nên mềm mại và thơm tho hơn, nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều thì khăn sẽ nhanh chóng bị rách, ải sợi vải, khả năng thấm hút cũng sẽ kém dần đi. Lý do là vì trong nước xả vải thường tạo ra một loại chất gây trơn, mềm để bao bọc xung quanh sợi vải, tạo cảm giác mềm mịn hơn, nhưng cũng sẽ làm cho sợi vải trở nên mềm yếu đi, từ đó dễ rách hơn, và chất trơn đó cũng khiến cho khả năng thấm hút của khăn bị hạn chế.
Bên cạnh đó thì, do khăn tắm khách sạn là vật dụng dùng để phục vụ cho số đông, và số đông thì không phải ai cũng có chung sở thích về mùi hương giống nhau. Có thể với người này là thơm tho, dễ chịu, nhưng người khác vừa ngửi thấy là đã thấy đau đầu, dị ứng... do đó bạn chỉ nên sử dụng một cách có chừng mực nước xả vải, và ưu tiên các loại không lưu hương, hoặc cũng có thể sử dụng giấm ăn để xả khăn, vừa không để lại mùi hương, vừa làm mềm khăn và tẩy trắng hiệu quả mà không làm cho khăn trở nên khô cứng hơn.
2. Khăn khách sạn không được treo lên ngay sau khi dùng
Thường thì “cha chung không ai khóc”. Khăn tắm khách sạn không phải là của riêng khách hàng nên sau khi sử dụng, đa phần đều sẽ không có ý thức treo lên cho ngay ngắn mà sẽ gấp, cuộn lại rồi bỏ vào giỏ đồ, hoặc vắt đại lên móc treo... những hành động này sẽ khiến cho khăn dễ bị ẩm mốc, ố màu hơn, khách sạn của bạn sẽ phải thay khăn mới chỉ sau một thời gian ngắn, tất tốn kém.
Chính vì vậy, bạn nên dọn dẹp phòng ngủ khách sạn thường xuyên hơn để thu gom những chiếc khăn đã được khách hàng sử dụng mang đi giặt và phơi khô ngay. Điều này vừa giúp thể hiện sự chu đáo trong dịch vụ, mang lại sự hài lòng cho khách, vừa tránh khăn nhanh bị hỏng.
3. Khăn được giặt bằng bột giặt, hóa chất tẩy mạnh
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra tình trạng khăn khách sạn nhanh chóng trở nên khô cứng, sờn rách chỉ sau một thời gian ngắn.
Nên hạn chế dùng các loại bột giặt, hóa chất có tính tẩy mạnh bằng cách vệ sinh hàng ngày, thường xuyên ngay sau khi sử dụng để các vết bẩn cứng đầu không có cơ hội thấm sâu, bám chắc vào các sợi vải.
4. Giặt khăn xong không giũ sạch
Dù là được giặt bằng tay hay bằng máy thì khăn tắm khách sạn cũng không thể tránh khỏi tình trạng bị nhăn nhúm, co sợi, xộc xệch nếu như sau khi giặt mà bạn không giũ mạnh.
Lời khuyên là sau khi giặt xong bạn nên giũ khăn cho thật phẳng rồi mới phơi lên hoặc mang đi sấy khô. Nếu điều kiện cho phép thì có thể giặt với nước ấm <60 độ C. Ngoài ra, cũng không nên phơi khăn dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, và nếu sấy thì chỉ nên điều chỉnh ở mức nhiệt tầm <200 độ C. Nếu để ý bạn sẽ thấy, những chiếc khăn hoặc quần áo sau khi phơi dưới trời nắng gặt hoặc sấy với nhiệt độ quá cao đều trở nên rất thô cứng.
Cuối cùng, hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách giặt giũ, vệ sinh khăn tắm khách sạn đúng hơn, từ đó đảm bảo hơn cho độ mềm mại và tuổi thọ của khăn, mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng và tiết kiệm hiệu quả chi phí thay mới. Nếu muốn được đặt hàng thiết kế, may đo theo yêu cầu đảm bảo chất lượng tốt, chi phí tối ưu, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
ĐT