Hướng dẫn trồng lan Kiếm và một số loại lan Kiếm phổ biến
Ngày đăng: 15/11/2018, 04:06
Địa lan Kiếm là một loài hoa khá dễ trồng, lại mang trong mình vẻ đẹp thanh tao, hương thơm dịu dàng, do vậy mà rất nhiều người say mê nó. Tương tự như những loại hoa khác, để trồng một chậu địa lan Kiếm đẹp, ra hoa như ý thì bạn phải nắm được kỹ thuật, trồng theo đúng cách.
1. Cách trồng và chăm sóc địa lan kiếm
+ Nhiệt độ
Đặc điểm của lan Kiếm là ưa ẩm ướt, không thích trời lạnh, trời càng ấm thì cây càng phát triển tốt. Tất nhiên, cũng không được quá nóng vì cây sẽ bị khô, héo, thiếu sức sống. Trường hợp thời tiết lạnh kéo dài quá lâu, dưới 50 độ F hoặc 10 độ C thì cân khó có thể sống được. Do vậy, nếu như trồng loại lan này bạn cần phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho cây.
+ Vật liệu trồng
Lan Kiếm ưa thoáng rễ, vậy nên khi chọn vật liệu trồng bạn nên ưu tiên sử dụng cành cây hay những cụm dương xỉ, đó sẽ là môi trường tuyệt vời nhất cho lan phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây ở trong chậu, tuy nhiên phải chú ý đảm bảo thoát nước cho vật liệu tốt, tránh tình trạng nó bị ứ đọng trong chậu sẽ làm cho rễ cây bị thối và chết.
+ Ánh sáng
Vốn dĩ, lan Kiếm là loài hoa ưa sáng, vậy nên nếu để cây ở khu vực nhiều ánh sáng thì nó sẽ phát triển tốt. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn để cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, bởi làm vậy lá của lan sẽ bị cháy.
+ Bón phân và tưới cây
Trong quá trình trồng lan, khi cây đã được đến giai đoạn phát triển mạnh mẽ thì bạn cũng nên bón phân cho nó. Loại phân thích hợp là 15 – 15 – 15, sử dụng nó pha loãng với nước rồi tưới cho cây. Vào mùa thua và mùa đông bạn cũng nên giảm lượng nước tưới xuống, không nên bón phân cho cây ở thời điểm này để cây ra hoa.
2. Một số giống địa lan Kiếm được yêu thích hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại lan Kiếm khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam người trồng yêu thích nhất vẫn là Mặc Lan Xuân bởi nó vừa nở hoa đẹp, lại ra hoa vào mùa xuân. Đặc điểm của Mặc Lan Xuân là hình bầu dục, rễ to và khỏe, lá dày, bóng, có hình như lưỡi kiếm. Hai giống Mặc Lan Xuân là loại ra hoa màu vàng và loại ra hoa màu xanh.
* Mặc Lan hoa xanh
+ Thanh Ngọc: Tên khoa học của nó là Cym. Sinense, đặc điểm của giống lan này lá hơi nghiêng, cong, mặt lá nhẵn, màu hơi đầm, phần đầu lá có răng cưa. Khi nở bông, Thanh Ngọc cho hoa màu xanh trong, các cánh hoa hơi cong hướng về phía sau và mùi hương đậm.
+ Thanh Trường: Cym. Sinense là tên khoa học của Thanh Trường. Đây là loại lan có lá màu xanh đậm, phần đầu lá mọc cụp xuống phía dưới. Hoa lan Thanh Tường khi mới nở sẽ có màu xanh, lâu dần nó sẽ chuyển ngả sang màu vàng, lưỡi hoa hơi cuộn và có mùi thơm ngào ngạt.
+ Đoản Thanh: Cym. Sinense là tên khoa học của Đoản Thanh. Phần lá khá độc lạ là nhờ có nhiều răng cưa và rãnh, màu xanh vàng. Những bông hoa Đoản Thanh khi nở có màu xanh trong, lưỡi cuộm và cũng khá thơm.
+ Thanh Cẩm Tố: Loại lan này có tên khoa học là Cym. Sinense, phần lá khá rộng, hơn vặn ở đầu lá và màu xanh đậm. Hoa của Thanh Cẩm Tố hơi cao, do vậy mà nhìn vào bạn sẽ thấy nó có phần hơi gầy gò, không được cân đối với cây.
+ Thanh Yên Tử : Tên khoa học là Cym. Sinense, lá cây có chiều dài vừa phải, mặt lá rộng và hoa có màu hơi đục. Thông thường, chúng hay được tìm thấy ở rừng Yên Tử.
* Mặc Lan hoa vàng
+ Hoàng Vũ: Cym. Sinense là tên khoa học của Hoàng Vũ. Nó được chia làm hai loại dựa trên hình dáng của lá. Theo đó, một loại có phần lá ngắn, dày, to, còn một loại có lá mỏng, rũ. Nhìn chung, hoa của hai loại lan Hoàng Vũ không có nhiều điểm khác biệt. Chúng đều có màu vàng nhạt, hoa lớn, mùi thơm nhẹ nhàng nhưng giữ được khá lâu.
+ Đại Hoàng Cánh Thủy Tiên: Cym. Sinense là tên khoa học của Đại Hoàng Cánh Thủy Tiên, lá của lan khá dài, mặt lá có hình chữ V, hoa có màu xanh, cánh đài nhìn qua khá giống với hoa Thủy Tiên. Loài hoa này đặc biệt có giá trị kinh tế khá cao bởi chúng tương đối hiếm.
+ Hoàng Phi Điểu: Có tên khoa học là Cym. Sinense Vietnam. Lá màu xanh nhạt và cong mềm. Hoa của Hoàng Phi Điểm màu vàng, hình dáng tựa như cánh chim đang bay, số lượng hoa cũng không quá nhiều.
Trên đây là vài chia sẻ của chúng tôi giúp bạn biết thêm được về các loại hoa lan Kiếm và cách chăm sóc nó. Nếu bạn muốn học hỏi thêm kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan, đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày bạn nhé!
Thùy Duyên